DỰ ÁN

5 Tháng Tư, 2018

CHÍNH THỨC KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3

Đường Vành Đai 3: Giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế hình thành các vùng kinh tế liên kết, mũi nhọn của cả nước. Chính vì vậy rất nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn ra đời, nhằm củng cố nâng cao chất lượng cho việc di chuyển giao thương thuận tiện tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế.

Tại cuộc họp triển khai công tác kết nối giao thông các tỉnh phía Nam, lãnh đạo ngành giao thông các tỉnh đều cho rằng cần phải thông suốt tuyến đường vành đai 3 , tạo sự kết nối cho vùng kinh tế trọng điểm.

Lộ trình Đường Vành Đai 3 TPHCM

Lộ trình Đường Vành Đai 3 TPHCM

Vai trò của đường vành đai 3 trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam

Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thì vai trò, vị trí của giao thông là càng quan trọng hơn, nó quyết định sự hình thành, phát triển và hiệu quả các liên kết vùng . Hạ tầng giao thông đặt cơ sở, định hướng và thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các thị trường của vùng kết nối hiệu quả với thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng đều tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước.

Khởi công Xây dựng đường Vành đai 3

Khởi công Xây dựng đường Vành đai 3

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Giao thông vận tải đã tích cực đổi mới toàn diện, từng bước quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh, thành: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh) được xác định là vùng quan trọng hàng đầu trong cả nước về phát triển kinh tế – xã hội. Khu vực này đang hội tụ những lợi thế vượt trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Với tầm quan trọng đó để vùng phát triển một cách liên hoàn thì việc phát triển hệ thống giao thông kết nối liên vùng là rất quan trọng đặc biệt là khi tuyến đường vành đai 3 đi vào hoạt động, khai thác đây sẽ là tuyến đường kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai, dự án sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối các tỉnh hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.

Đường vành đai 3 là “mạch máu” trong kết nối vùng

Theo quy hoạch, dự án tuyến đường vành đai 3 đi qua địa phận 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài của tuyến đường hơn 90km, trong đó phải làm mới hơn 70km. Về phương án đầu tư, dự án được chia làm 4 đoạn, cụ thể là:

  • Đoạn 1: Đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch –Tân Vạn – HCM có chiều dài hơn 30km với quy mô 4 làn xe chạy sau đó sẽ nâng cấp tăng lên 8 làn xe chạy tỏng giai đoạn 2.
  • Đoạn 2: Đường vành đai 3 từ Mỹ Phước – Tân Vạn dài 16km, hiện đang được tỉnh Bình Dương đầu tư.
  • Đoạn 3 từ Bình Chuẩn (Bình Dương) – quốc lộ 22 (TPHCM) với chiều dài khoảng 17km, quy mô xây dựng là 6 làn xe.
  • Đoạn 4 từ quốc lộ 22 – đường cao tốc TPHCM – Trung Lương có chiều dài gần 30km với quy mô 8 làn xe.

Đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch – TPHCM

Theo thông tin của đại diện Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long thuộc Tổng công ty Cửu Long – đơn vị được Bộ Giao thông – Vận tải giao làm chủ đầu tư dự án đoạn 1A đường vành đai 3, cho hay tuyến đường vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch – TPHCM dài hơn 30km. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng từ ngã tư quận Thủ Đức đến đường 25B tại trung tâm huyện Nhơn Trạch với chiều dài khoảng 17km. Dự kiến trong quý II năm nay sẽ khởi công trước đoạn 1A từ đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây đến đường 25B. Đây là đoạn sử dụng vốn vay ODA của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF), đoạn 1B được đầu tư theo hình thức BOT sẽ đầu tư sau.

Đoạn 1A dài gần 9km, trong đó 2km nằm trên địa phận của TPHCM, còn lại nằm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Tuyến đường được thiết kế xây dựng với nền móng vững chắc mặt đường rộng hơn 20m cho 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ đi lại di chuyển. Tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, gồm 190 triệu USD (tương đương 4.180 tỷ đồng) vay từ EDCF và gần 1.150 tỷ đồng vốn đối ứng của Việt Nam, trong đó tiền của tỉnh chi trả cho giải phóng mặt bằng trên 470 tỷ đồng.

Theo Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai, tổng diện tích đất phải giải phóng mặt bằng cho dự án là gần 50 hécta, ảnh hưởng đến 356 hộ dân của 2 xã Long Tân và Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch). Ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, cho hay huyện đang gấp rút công tác giải phóng mặt bằng để kịp bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư. Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Nhơn Trạch, hiện tại tuyến đường 25B mở rộng đã hoàn thành nên việc đầu tư kết nối với đường vành đai 3 là khá thuận tiện.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Comments

comments

ĐƯỜNG VÀNH ĐAI , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
About admin
Call Now Button